Giờ Thìn chính xác là mấy giờ? | Simphongthuyuytin.com
Nội dung chính[Ẩn]
Để biết giờ Thìn là giờ nào cũng như giờ Thìn là từ mấy giờ đến mấy giờ, thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về cách tính giờ của người xưa. Để từ đó, không chỉ giờ Mão mà bạn có thể tính được tất cả các giờ khác trong ngày. Cách tính giờ của người xưa được dựa trên tập tính của 12 con giáp - 12 con vật liên quan tới đời sống của người phương Đông
Đơn vị dùng để đo thời gian của ngày, tháng, năm của người phương Đông sẽ được gọi theo tên của 12 con giáp, hay còn gọi là Hệ Chi. Sắp xếp lần lượt và có khung giờ trong ngày như sau: Tý (23h - 1h), Sửu (1h - 3h), Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Thìn (7h - 9h), Tỵ (9h - 11h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h), Tuất (19h - 21h) và Hợi (21h - 23h).
Nhưng thực tế Giờ lấy tương đối do nó thay đổi theo từng tháng trong năm, với dung sai so với giờ trong bảng khoảng +- 70 phút. Cùng simphongthuyuytin.com tìm hiểu về cách tính giờ theo can chi và hiễu rõ giờ Dần bắt đầu từ mấy giờ?Và giờ Thìn có gì đặc biệt?
Giờ Thìn là giờ nào?
98% dân số Việt Nam hiểu giờ Thìn bắt đầu từ 7h đến 9h sáng theo giờ chuẩn quốc tế. Nhưng nếu ai hiểu về nguyên lý rõ về lịch âm dương, cũng như người làm phong thủy có truyền thừa thì sẽ hiểu như vậy là sai hoàn toàn.
1. Theo quan niệm dân gian thì giờ âm lịch có nguyên lý theo bảng sau
Tên Giờ | Thời Gian | Tên Giờ | Thời Gian |
Tý | Từ 23h - 1h | Ngọ | Từ 11h - 13h |
Sửu | Từ 1h - 3h | Mùi | Từ 13h - 15h |
Dần | Từ 3h - 5h | Thân | Từ 15h - 17h |
Mão | Từ 5h - 7h | Dậu | Từ 17h - 19h |
Thìn | Từ 7h - 9h | Tuất | Từ 19h - 21h |
Tỵ | Từ 9h - 11h | Hợi | Từ 21h - 23h |
Vậy ta xem bảng trên thì thấy giờ Thìn bắt đầu từ 7h sáng đến 9h sáng. Nhưng thực tế thì giờ cũng có sự sai lệch như tháng và năm. Ví dụ tháng thì có tháng thiếu, năm thì có năm nhuận. Thì giờ cũng vậy, cũng có sự sai lệch theo quy luật vòng quay của trái đất.
2. Cách tính giờ Thìn theo cách chính xác nhất
Để tính chính xác một giờ âm lịch bắt nguồn từ giờ nào đến giờ nào thì bắt buộc phải biết Bát Môn Thần Khóa.
Trong phong thủy, nếu ai không biết Bát Môn Thần Khóa và ngày tháng theo Tiết Khí thì sẽ tính toán sai hết. Nhiều môn toán độn cần ghép giờ Âm lịch lúc người ta mốn xem mà định quẻ, lấy sai giờ thì quẻ đoán sai cả, đến việc chọn ngày giờ cũng cần nhất là giờ Âm lịch.
Bản chất vấn đề năm nhuận, năm thường, tháng đủ tháng thiếu, kể cả giờ giấc là sự sai lệch của quỹ đạo quay quanh mặt trời của trái đất, trái đất quay quanh mặt trời không phải theo dạng quỹ đạo tròn mà theo hình hình dạng elip.
Bạn có thể tìm hiểu định luật Kepler thứ nhất. Nếu động năng của hành tinh không thể thắng được thế năng của lực hút sao thì quỹ đạo sẽ là hình elip. Nếu động năng hành tinh thắng được thế năng thì quỹ đạo là hình parapol hay hyperpol. Hình tròn là hình elip đặc biệt nên điều kiện để có nó khó hơn. Trong không gian chỉ có lực hấp dẫn tạo nên thế năng. Trường thế năng không đổi này tạo ra gia tốc của hành tinh luôn hướng về sao trung tâm. Vì vậy trái đất quay quanh mặt trời theo dạng elip.
Do đó, theo nguyên lý chuyển động của trái đất, thì tất cả năm, tháng, ngày, giờ đều có sự sai lệch. Nếu như năm thì có năm nhuận rồi, tháng thì có tháng thiếu tháng đủ thì ngày cũng có giờ thiếu và giờ đủ theo từng tháng. Các chiêm tinh gia, các bậc lão bối ngày xưa cũng đã hiểu và đưa ra phép tính Bát Môn Thần Khóa, phép tính này có thể tính được sự sai lệch của các giờ tùy thuộc vào các tháng. Và theo múi giờ Việt Nam (UTC+07:00:00) thì cách tính giờ Thìn như sau:
- Tháng Mười Một: đầu giờ Thìn: 7 giờ 10 - 9 giờ 10 (đầu giờ Ngọ: 11 giờ 10).
- Tháng Mười và Chạp: đầu giờ Thìn: 7 giờ 20 - 9 giờ 20 (đầu giờ Ngọ: 11 giờ 20).
- Tháng Giêng và Chín: đầu giờ Thìn: 7 giờ 30 - 9 giờ 30 (đầu giờ Ngọ: 11 giờ 30).
- Tháng Hai và Tám: đầu giờ Thìn: 7 giờ 40 - 9 giờ 40 (đầu giờ Ngọ: 11 giờ 40).
- Tháng Ba và Bảy: đầu giờ Thìn: 7 giờ 50 - 9 giờ 50 (đầu giờ Ngọ: 11 giờ 50).
- Tháng Tư và Sáu: đầu giờ Thìn: 8 giờ 00 - 10 giờ (đầu giờ Ngọ: 12 giờ đúng).
- Tháng Năm: đầu giờ Thìn: 8 giờ 10 - 10 giờ 10 (đầu giờ Ngọ: 12 giờ 10).
Nếu trước 1975 trở đi, miền Nam theo chế độ cũ, thì họ lấy múi giờ UTC+08:00:00. Thì giờ lại thay đổi chênh lệch +1 giờ. Vậy người sinh ở Miền Nam trước 1975 nên xem xét lại cái này kẻo nhầm giờ sinh.
Nếu bạn để ý, thì sẽ hiểu được quy luật tính giờ và không cần phải nhớ bảng này: Từ tháng 11 thuận đến tháng 5 mỗi tháng lên 10 phút, và từ tháng 5 đến tháng 11 mỗi tháng sụt xuống 10 phút.
Đặc điểm giờ Thìn là gì
Giờ Thìn là lúc rồng quây mưa quần long hành vũ. Vật tượng là con Rồng. Nó biểu tượng của vạn vật đang độ tốt tươi. Thìn là biểu tượng của tháng Ba. Tháng Ba có tiếng sấm sét nổ rền. Dương khí động, Âm khí chuyển vần giao hòa sinh trưởng, người dân thì đang kỳ làm ruộng, nông tan, cây cối đều tốt tươi nảy nở do Âm Dương giao hòa. Về ngũ hành thuộc Dương Thổ.
Dự báo khái quát giờ sinh:
1. Đầu giờ Thìn
Đầu giờ cha mẹ an toàn
Tính hay nóng nảy kén người muộn sinh
Anh em không kẻ trung thành
Tiền vận bất lợi giữ mình mới yên
2. Giữa giờ Thìn
Giữa giờ cha khắc lo phiền
Bạn bè sang trọng cơ đồ lập nên
Tiền vận du lịch giang hồ
Hậu vận thu xếp để cho vững bền
3. Cuối giờ Thìn
Cười giờ khắc mẹ còn cha
Thông minh sáng trí việc lành làm nên
Bậu bạn lắm kẻ trung thành
Giàu sang cũng có môn đình cũng vui.
Các câu thơ trên là do người Hoa xưa nhận định ra. Không phải ai sinh ra giờ Dần cũng ứng với các câu trên. Sự sướng khổ, hạnh phúc, công danh là do nhiều yếu tố khác nữa mới ra rõ ràng.